Cuộc sống sinh viên khó khăn khiến mình phải đi làm thêm cái nghề này, làm trai bao để mà kiếm sống phụ giúp gia đình… Tôi đã nghe những câu trả lời như vậy khi đề cập đến những nguyên nhân dẫn vào con đường làm trai bao. Nhưng tất cả đều không phải vậy.
Ham muốn nhụcdục
“Gia đình Q nghèo lắm, có đến 5 anh chị em, anh lớn có gia đình ở quê, Q thứ hai, còn lại ba đứa em đang học, bố mẹ làm nông nhưng thất bát, đâu đủ tiền cho Q nên Q phải đi làm cái nghề nhục nhã này. Làm để mà sống”, Q kể cho chúng tôi nghe lý do của mình.
Nhớ lại câu chuyện ngày đầu tiên tôi “thử sức” vào vai trai bao. Khi đó Q bảo nhà Q chỉ có hai anh em, Q là con trai đầu, là cháu đích tôn của một dòng họ mà chỉ có Q đỗ đại học. Q như đọc được suy nghĩ của tôi. Q thở dài rồi bỏ hẳn đôi đũa đang ăn dở tô hủ tíu: “Q sẽ kể sự thật cho em biết, đó là vì cái ham muốn những nhục dục tầm thường đã khiến Q sa ngã và đến giờ này thật sự không thể cứu vãn nổi”.
Q gọi một điếu thuốc Jet, châm lửa, rít từng hơi rồi kể tiếp: “Lúc còn là sinh viên, tuy nghèo mà lại thích chơi sang, cứ đua đòi theo mấy đứa bạn đi Bar, nhậu nhẹt. Mỗi lần như vậy lại thích đi Massage hoặc đi “đâu đó” để được thỏa mãn. Khi hết tiền, nhớ, thèm. Nghe mấy đứa tỉ tê kháo nhau làm cái nghề trai bao dễ kiếm ăn, vừa được thỏa mãn, vừa được tiền. Nghe có vẻ hợp lý, thế là sa vào và đến giờ đã dính chặt thật sự”.
Q cho biết thêm, giới trai bao như Q có khoảng phân nửa người dính vào cái nghề này bắt đầu xuất phát từ cái lý do ham muốn, số còn lại là do giới tính lệch lạc hoặc đang chạy nợ. “Để trốn tránh con đường sa ngã của mình thì biện minh bằng mọi lý do, nhưng Q biết đứa nào cũng vậy, cũng vì nghiện sex, vì ham muốn thỏa mãn nhu cầu quan hệ mà đi làm trai bao thôi”.
Cuộc đời sẽ trôi về đâu khi đêm đêm ngồi đợi khách
Những suy nghĩ sai lầm
L.V, một trai bao khác cũng bắt đầu câu trả lời của mình với một lý do hết sức thông cảm: “Khi đó bố bị bệnh phải mổ gần sáu chục triệu, kiếm đâu ra trong một gia đình nghèo sống bám vào nương rẫy như gia đình mình. Mình đành chịu đi làm cái nghề này để kiếm tiền thật nhanh, gom góp cho đủ tiền phẫu thuật cho bố”. Tuy nhiên, vì nhờ Q đã kể lại đầy đủ sự thật về L.V nên chúng tôi đã khiến cho L.V kể sự thật.
Nhà kinh doanh nhà hàng hải sản ở Long Hải, Vũng Tàu. L.V lại là con một nên cuộc sống khá đầy đủ. L.V đỗ vào trường ĐH Mở TP.HCMnhưng học xong năm đầu tiên đã phải bỏ học vì không đủ sức vốn bị chi phối từ những trận cược bóng đá.
Số tiền nợ gần 70 triệu khiến L.V túng quẫn bước vào đường cùng và quyết định đi làm trai bao. L.V nhớ lại: “Khi đó vì kẹt quá, đành hành nghề này. Mỗi ngày được vài trăm, góp trả nợ dần dần”.
Nhưng lãi mẹ đẻ lãi con, dù có đêm L.V kiếm được gần cả triệu đồng sau những lần đi khách vẫn không thể trả đủ tiền lãi. Gia đình nghe tin L.V bị hăm dọa phải trả nợ cho con mình. Tuy nhiên, cái nghề mà L.V đã làm hơn 4 tháng vẫn tiếp tục theo đuổi cho đến tận bây giờ.
L.V thừa nhận: “Mình đang cố gắng bỏ hẳn cái nghề bệnh hoạn này mà khó quá. Không đi khách thì không có tiền. Mà muốn làm lại từ đầu thì vẫn còn những dư âm khó có thể quên được. Nhiều khi gác tay lên trán suy nghĩ thấy mình không còn đường lùi nữa rồi, không có cơ hội được ngồi ghế giảng đường, được lấy tấm bằng đại học như mọi bạn bè khác. Cánh cửa vào đời hẹp dần thật rồi”.
Q cũng tỏ vẻ tiếc nuối: “Nghĩ tiếc thật vì Q đã tự phá hỏng cuộc sống này, nhưng giờ chẳng biết phải làm thế nào cả. Giờ bỏ làm trai bao thì sẽ sống bằng gì? Một đêm làm trai bao được vài trăm, có khi được cả triệu. Người ta có bằng này bằng nọ, có thể sống bằng đủ nghề, còn Q đã bao năm đứng đường chờ khách thì lấy cái gì mà lận lưng để vào đời được chứ? Giờ mà bảo Q đi học cái nghề hớt tóc, nghề sửa xe máy hay đi chạy xe ôm, Q không thể, vì Q đã quá quen ở không rồi”.
Hai trai bao bày tỏ tình cảm với nhau
Câu chuyện của K
“Có bào chữa thế nào thì mình vẫn là loại trai bao biến thái, là “bánh mì đêm” theo cách gọi của người đời. Nhưng mỗi người có những lý do khác nhau khi bước vào con đường đầy nhục nhã này và cũng tùymỗi người mà có thể đứng dậy được”, K, một người đã từng trai bao, trải lòng mình.
Châm một điếu thuốc Caraven rồi rít thật sâu, K không ngần ngại tâm sự tất cả về cuộc đời mình. K chỉ mong với người viết một điều: Đừng để rõ tên và nơi đang làm việc. Tôi đồng ý.
K sinh năm 1984, quê Bình Định, vốn là sinh viên Công nghệ thông tin của một trường Đại học ở Q.3. Cuộc đời oái ăm thật, có những lúc sau những giờ làm việc ở công ty về, K nằm nghĩ lại mà vẫn không thể tin mình đã từng là một trai bao, cái nghề bị xã hội lên án và ruồng bỏ, đáng bị người đời sỉ nhục. Khi còn là sinh viên, làm phục vụ ở quán cà phê H.G trên đường Điện Biên Phủ. K đã vô tình bị một khách quen của quán mời ăn khuya. Và hai lon bia 333 trong bữa ăn đã khiến K đồng ý cho vị khách này ngủ lại phòng. Đó là buổi tối định mệnh. Trong bữa ăn K chỉ uống chưa hết lon mà như đã uống đến nửa thùng. Người khó chịu và choáng. Căn phòng chỉ hơn 7m2 chính là nơi K đã biết thế nào khi sống cùng những người biến thái. Sáng tỉnh giấc, anh ta còn đang ngủ. Trên quần có những vết loang lổ và mùi khó chịu. K đã hiểu sự việc.
Cứ 3 tối mỗi tuần, anh ta lại đến và bắt K phải “phục vụ”. K không thể từ chối vì lời dằn mặt “Em cũng sung lắm đó, anh ghi lại cảnh hôm bữa trong điện thoại này”.
Chán K, anh ta liệt kê những lần đi ăn khuya, ăn sáng, những lần cho vài chục nghìn sau khi “hành sự” với tổng cộng trên 12 triệu trong 5 tháng trời. Anh ta ra lệnh phải “chiều” bạn bè của anh ta – những người cũng lệch lạc giới tính, cứ mỗi lần trừ đi 100 nghìn, nếu làm hết thì được tự do. Không những vậy, anh ta còn chở K đến công viên Gia Định trên quận Gò Vấp và bảo phải làm để kiếm tiền trả nợ. Đã có lúc K kiệt sức. Nghề trai bao đã bắt đầu với K như thế.
Vì những ham muốn nhục dục, những suy nghĩ sai lầm đã khiếnnhiều bạn trẻ sa chân vào "nghề" trai bao
“K quá dại là khi đó không nói với ai, cứ nghĩ nếu báo công an vì bị tống tiền là chẳng khác nào cho mọi người biết mình đã từng ôm ấp, quan hệ với một người cùng giới”, K bày tỏ trong tiếc nuối.
Một tuần sau, vì không thể chấp nhận để cuộc đời mình trượt dài mãi được. K quyết định vay tiền người cô ruột ở quê để trả nợ khoản tiền vô tình bị nợ. K nói phải nghỉ học để về quê đi xuất khẩu lao động.
Những ngày sau đó, K lên lớp với bộ dạng khác hẳn thay cho bộ dạng thất thểu những tháng trước đó. Hàng chục môn học bị rớt, những môn tổng kết với điểm số 5, 6 của thời gian bị ảnh hưởng từ “người thanh niên tốt bụng” được cải thiện với điểm số 7, 8. K tham gia nghiên cứu khoa học toàn thành và đạt giải 3. Ra trường với tấm bằng khá. Ngày nhận bằng Đại học, K đã khóc rất nhiều.
Nhờ ý chí quyết tâm, cộng vào đó là sự ham học hỏi nên K có hầu hết mọi chứng chỉ của những bộ môn liên quan đến Tin học: Autocad,Photoshop, lập trình… Hiện, anh là Chuyên viên Công nghệ thông tin của một Công ty tin học trên đường Nguyễn Cửu Vân, quận Bình Thạnh với mức lương 8 triệu/1 tháng.
“Để có ngày hôm nay K đã vượt qua rất nhiều khó khăn. Đã có lúc tưởng chừng tuyệt vọng. Nhưng khó khăn nào cũng có con đường để đi, cũng có lối thoát. Cố gắng vượt qua là sẽ thành công. Những trai bao sẽ tìm lại được chính mình, sẽ không bị người đời chê cười này nọ nếu như họ quyết tâm từ bỏ cái nghề đó và kiếm những công việc ý nghĩa hơn”, K chiêm nghiệm.
You have read this article with the title Cửa hẹp vào đời của nghề trai bao. You can bookmark this page URL http://tankmanww2.blogspot.com/2013/02/cua-hep-vao-oi-cua-nghe-trai-bao.html. Thanks!