"Hy sinh vì sự nghiệp đẹp"
Một nghiên cứu gần đây của trung tâm YMCK, đại học Tây Anh Quốc về việc đàn ông nhìn nhận về tầm quan trọng của vẻ ngoài cơ thể, đã đưa ra một số kết quả:
- 48% đàn ông đồng tính sẵn sàng giảm 1 năm tuổi thọ để có một cơ thể hoàn hảo. Tỷ lệ này là 35% với đàn ông dị tính.
- 10% đàn ông đồng tính sẵn sàng giảm hơn 11 năm tuổi thọ để có một cơ thể hoàn hảo.
Một khảo sát khác về độ hài lòng cơ thể của mình cho thấy đàn ông dị tính thường hài lòng về cơ thể mình nhất, sau đó tới phụ nữ đồng tính, tiếp theo là phụ nữ dị tính và cuối cùng là đàn ông đồng tính, kém hài lòng về cơ thể mình nhất.
Lý giải điều này, những nhà nghiên cứu cho rằng có một sự tác động mạnh mẽ từ hình ảnh mà truyền thông hay đưa ra khuôn mẫu về người đồng tính. "Ngày nay đàn ông đồng tính chịu áp lực rất lớn về hình ảnh của cơ thể, chúng tôi tin rằng truyền thông, bao gồm cả các ấn phẩm của chính người đồng tính, đã thiếu một sự mô tả đa dạng, và chỉ tập trung vào những giá trị dựa trên ngoại hình, khiến cho vấn đề này trở nên đặc biệt nhạy cảm với người đồng tính nam," Rosi Prescott, giám đốc YMCK phát biểu.
"Cái đẹp" đang bị hiểu lệchViệc mong muốn trở nên dễ nhìn hơn không có gì là không tốt, nhưng khi nó bắt đầu gây căng thẳng, trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, thì điều đó hoàn toàn không tốt.
Hình ảnh người đồng tính thường xuất hiện ở những nơi khuyến khích sự chú trọng vào ngoại diện: quán bar, phòng tập gym, hồ bơi... Chúng ta đang sống trong một xã hội có xu hướng đề cao vẻ đẹp hình thể, và các phương tiện truyền thông, cũng như thói quen sử dụng internet đề ra một chuẩn mực sắc đẹp bất hợp lý. Điều này dễ dàng dẫn đến việc khiến mọi người bối rối giữa việc họ là ai và họ trông như thế nào.
Tệ hơn, nó có thể làm trầm trọng thêm mặc cảm ngoại hình, một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó thể hiện sự chú ý và lo âu quá mức đến khiếm khuyết nhỏ nào đó trên cơ thể mình, thậm chí ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại. Rối loạn này làm suy giảm chức năng xã hội, ảnh hưởng đến công việc và ở một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng tự cách ly bản thân hoàn toàn khỏi xã hội.
Khi mô tả những tiêu chuẩn về người đồng tính nam, những từ hay được sử dụng là trẻ, nam tính, cao, cơ bắp, săn chắc, da láng, bụng sáu múi, đầu nhiều tóc... Vô tình, những người đồng tính không hợp với những tiêu chuẩn này bị cô lập trong chính cộng đồng mình, thậm chí còn bị chính những người đồng tính khác xem thường, không chấp nhận.
Nhiều trường hợp, người đồng tính không dám công khai (coming-out) chỉ vì họ mặc cảm về ngoại hình. Vài người khi đã phấn đấu để đạt được cơ thể như mong muốn, họ mới bắt đầu công khai, và được chào đón hơn. Điều này lại càng làm khắc sâu thêm định kiến và quan điểm sai lệch về cái đẹp.
Cần làm gì?
Nếu bạn có khó khăn trong việc chấp nhận cơ thể của mình, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau. Đầu tiên, hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc, đừng lẫn lộn giữa việc bạn là ai và bạn trông như thế nào. Phát triển một ý thức dựa trên những giá trị và tính cách của bản thân, hơn là ngoại hình.Có rất nhiều cách để làm cho bạn thoải mái hơn với cơ thể của mình: thể dục, tập yoga, tắm kỹ, massage, tình dục an toàn và thỏa mãn, chạy bộ công viên...
Học cách tôn trọng những hình thức khác nhau của cơ thể người khác, ngừng chê bai những người ốm hay mập, cao hay thấp. Tìm những tiêu chuẩn khác không nhấn mạnh tới ngoại hình, mà đi vào những giá trị bên trong của con người.
Cuối cùng, hãy đấu tranh với sự kỳ thị, bao gồm cả sự tự-kỳ-thị. Lên tiếng trước những suy nghĩ hay hành vi hạ thấp giá trị người khác dựa trên những tiêu chuẩn về ngoại hình. Tận dụng mọi cơ hội để nói lên suy nghĩ của bạn. Đừng bao giờ nghĩ mình là một con người hạng hai, dưới cái nhìn của bất kỳ người nào khác.
You have read this article with the title Không đẹp không có quyền gay. You can bookmark this page URL http://tankmanww2.blogspot.com/2013/03/khong-ep-khong-co-quyen-gay.html. Thanks!